Bấm huyệt massage từ lâu đã được coi là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả trong việc chăm sóc, điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe. Trong đó, vùng bàn tay là nơi tập trung nhiều huyệt đạo liên kết trực tiếp tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể, bấm huyệt ở tay có thể giúp giảm triệu chứng của nhiều bệnh.
Tham khảo: cách làm giá đỗ bằng nồi đất
1. Bấm huyệt giảm đau dạ dày
Để chữa đau dạ dày, có thể bấm một số huyệt như huyệt tam túc, huyệt trung quản, huyệt thái xung hay huyệt nội quản. Để chữa đau dạ dày, bạn tiến hành bấm huyệt như sau:
– Bằng cách bấm huyệt tam túc
Túc tam lý là huyệt thuộc kinh túc dương minh vị, có vị trí nằm dưới và phía ngoài đầu gối, cách huyệt độc tỵ ngang một bàn tay của người bệnh. Là huyệt chữa đau dạ dày, có tác dụng giảm đau, chống co thắt.
Cách bấm: Dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh, tạo được cảm giác đau tức, lan xuống bàn chân là tốt.
– Chữa đau dạ dày dựa vào huyệt thái xung (nằm ở kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ 2).
Cách bấm: Dùng đầu ngón tay cái miết từ kẽ ngón chân lên trên, khi ngón tay mắc lại do vướng vào kẽ của hai xương bàn chân thì đấy chính là huyệt. Bấm huyệt thái xung nhằm mục đích bình can, giáng khí. Nên bấm huyệt này ở người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thuộc thể can khí phạm vị phạm vị.
– Phương pháp bấm huyệt nội quan
Nội quan là huyệt thuộc kinh thủ quyết âm tâm bào có vị trí nằm ở mặt trước cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn.
Theo y học hiện đại, bấm huyệt này có tác dụng điều hoà thần kinh thực vật, an thần nên có tác dụng tích cực trong chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
– Phương pháp bấm huyệt trung quản
Trung quản là huyệt thuộc nhâm mạch, có vị trí nằm ở trên bụng, là trung điểm của đường thẳng nối từ mỏ ác đến rốn. Ngoài ra huyệt trên, khi đau có thể tìm thấy một vài điểm đau xuất chiếu trên thành bụng.
Cách bấm: Dùng ngón tay éo da trên bụng. Thành bụng có rất nhiều huyệt có tác dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng như thượng quản trung quản, hạ quản, thiên khu…
Mỗi ngày có thể bấm huyệt 1-2 lần, mỗi huyệt nên bấm 1-3phút, nên bấm huyệt một đợt 1015ngày, khi đau bấm huyệt có tác dụng giảm đau.
2. Bấm huyệt giảm đau đầu
Bệnh đau đầu có nhiều loại như đau đỉnh đầu, đau nửa đầu. Tùy theo từng trường hợp bệnh và vị trí đau để thực hiện bấm đúng huyệt và thao tác đúng cách sẽ cho hiệu quả nhanh chóng.
– Bấm huyệt chữa đau đỉnh đầu
Bạn thực hiện kết hợp bấm các huyệt thái dương, thực hiện trước khi đi ngủ để chữa đau đầu và tạo giấc ngủ ngon. Cách bấm huyệt như sau:
– Bấm huyệt thái dương
Bạn ngồi hoặc nằm, dùng 2 ngón tay cái miết 2 bên thái dương theo chiều ngược nhau, sau đó miệt tới gặp nhau ở vùng trán. Tiếp đến, bạn ấn rồi day huyệt thái dương và miết ra phía sau tai gáy từ 5- 10 lần.
– Bấm huyệt chữa đau đỉnh đầu
Khi bị đau nửa đầu thường bấm huyệt ấn đường và huyệt thái dương là đơn giản và cho hiệu quả nhanh nhất.
– Cách bấm huyệt ấn đường
Dùng ngón tay cái ấn huyệt và miết ngón tay từ ấn đường lên chân tóc và sang 2 bên lông mày từ 5 – 10 lần.
Với những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã biết một số vị trí bấm huyết có lợi cho sức khỏe và giúp điều trị một số bệnh cơ bản trên cơ thể. Nếu cần hướng dẫn thêm, bạn vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể.